[MÔ HÌNH QTNS HIỆU QUẢ] Phần 2: Mô hình HR Business Partner: Đối tác chiến lược trong Nhân sự (07/04/2024)

Theo Viện Quản lý Nhân sự Chartered (CIPD), mô hình HR Business Partner (Đối tác kinh doanh Nhân sự) là một cách tiếp cận quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động quản lý nhân sự, tuy nhiên việc áp dụng và triển khai mô hình HRBP chính xác và hiệu quả vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm. 

Đây chính là lý do mô hình HRBP của Giáo sư Dave Ulrich được HRA lựa chọn là đề tài mở màn cho chuỗi hội thảo tháng 4, dành tặng riêng cho quý hội viên HRA và cộng đồng người làm nhân sự. 

Hãy đăng ký tham dự Hội thảo chuyên môn “Mô hình quản trị nhân sự hiệu quả – Chìa khóa xây dựng tổ chức hiệu suất cao” để cập nhật kiến thức và kỹ năng cần thiết để đánh giá, xây dựng và triển khai mô hình quản trị nhân sự hiệu quả.

  • Thời gian: 13:00 – 17:00, Thứ Bảy, ngày 13/04/2024
  • Địa điểm tổ chức: Phòng Hội thảo ­Tầng 3, Toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội
  • Diễn giả
    • Bà Phạm Thu Hiền – Giám đốc nhân sự, TH Food Chain | Nguyên Giám đốc Thiết kế và Phát triển Tổ chức, TH Group | Chuyên gia huấn luyện cao cấp, EOD Việt Nam
    • Bà Võ Kim Thoa – Quản lý cấp cao Dịch vụ Quản trị nguồn nhân lực – Chuyển đổi tổ chức, Deloitte Consulting Việt Nam
    • Bà Lê Thị Hải Yến – Quản lý Dịch vụ Quản trị nguồn nhân lực – Chuyển đổi tổ chức, Deloitte Consulting Việt Nam

Hãy cùng chúng tôi nhìn lại mô hình truyền thống HRBP một cách tổng thể từ nguồn CIPD.

Mô hình HR Business Partner ra đời như thế nào?

Mô hình HRBP được Giáo sư Dave Ulrich xây dựng vào cuối những năm 1990 và đã không ngừng phát triển về cả mặt mô hình và thực tiễn. Hiện nay, HR Business Partner trở thành nền tảng quan trọng cho nhiều tổ chức trong việc cung cấp nhân sự như một giải pháp và dịch vụ.

Bản chất của mô hình HR Business Partner:

  • Đảm bảo bộ phận nhân sự phối hợp hiệu quả với các phòng ban khác trong tổ chức để đưa ra các giải pháp về nhân sự.
  • Cộng tác chặt chẽ với lãnh đạo để xây dựng năng lực tổ chức và năng lực nhân sự.

Mô hình HRBP: Thực tiễn và những yếu tố then chốt để triển khai hiệu quả

Viện Quản lý Nhân sự Chartered (CIPD) nhấn mạnh rằng mô hình HRBP cần được đánh giá liên tục để đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh nghiên cứu, các yếu tố sau đây cần được cân nhắc khi triển khai mô hình:

  • Uy tín: Sự thành công của mô hình phụ thuộc rất nhiều vào sự cam kết của các bên liên quan. Lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý và các bên liên quan cần tham gia xây dựng mô hình HRBP phù hợp. Điều quan trọng là những người thực hiện vai trò HRBP phải đáp ứng được các nhu cầu kinh doanh.
  • Năng lực: Thực hiện vai trò HRBP đòi hỏi một bộ kỹ năng nhất định, sự kết hợp phù hợp giữa kiến thức, năng lực và kinh nghiệm. Phòng nhân sự cần đánh giá, định hướng và phát triển những nhân sự phù hợp với vai trò này để đảm bảo thành công. Không phải tất cả nhân sự đều phù hợp với vai trò HRBP.
  • Cộng đồng: Mô hình HRBP hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ với các phòng ban khác mà còn phụ thuộc vào sự kết nối nội bộ trong đội ngũ nhân sự. Mặc dù có quy trình và phân công rõ ràng, nhưng vẫn có thể xảy ra sai sót nếu không có sự phối hợp chặt chẽ. Việc hợp tác với các đồng nghiệp và xây dựng phương pháp tiếp cận cộng tác sẽ giúp giải quyết những vấn đề này, xây dựng các giải pháp và minh chứng cho việc phòng nhân sự thực sự đang thực hành mô hình đối tác kinh doanh.
  • Bối cảnh với nội dung: Mô hình HRBP hiệu quả là sự kết nối giữa năng lực và chuyên môn của nhân sự với các yêu cầu kinh doanh, qua đó thúc đẩy giá trị kinh doanh và giúp doanh nghiệp thành công. Phòng nhân sự cần tập trung vào các yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp để được công nhận là đối tác kinh doanh đáng tin cậy.
  • Mức độ tập trung: Vai trò HRBP không nên phân tán quá mức. Mặc dù đôi khi cần tham gia các dự án để duy trì tính cập nhật và xây dựng lòng tin với các bên liên quan mới, nhưng giá trị thực sự HRBP đạt được chính là thông qua việc hướng tới các cơ hội kinh doanh mang tính chiến lược sâu sắc hơn.
  • Lộ trình chiến lược: HRBP cần hiểu về sự thay đổi, khung quản trị thay đổi, xác định những thành quả nhanh chóng (quick-wins)s để xây dựng uy tín, ghi nhận các cột mốc đạt được, cũng như đo lường tiềm năng và tác động cuối cùng của các giải pháp về nhân sự. Việc xây dựng lộ trình chiến lược phù hợp và giúp định hình chiến lược tổng thể là yếu tố then chốt. Theo dõi quá trình chuyển đổi theo các cột mốc đã thống nhất sẽ giúp đảm bảo thành công.

Bằng việc  xác định và  xây dựng các yếu tố then chốt này, doanh nghiệp có thể triển khai mô hình HRBP hiệu quả, đóng vai trò là cầu nối giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân sự.

Kính mời quý vị ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY trước 12h00 ngày 10/4/2024. HRA rất hân hạnh được đón tiếp! 

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đối tác của chúng tôi
Kết nối HRA