[Phát triển Tổ chức – Đáp ứng tương lai] – Phần 1: Tổng quan về Phát triển tổ chức và các mô hình thực hiện (12/09/2021)

Dưới tác động của thời đại VUCA nói chung (không chắc chắn, phức tạp, mơ hồ, đầy biến động) và đại dịch Covid 19 nói riêng, nền kinh tế thị trường luôn thay đổi không chỉ mang lại cho Tổ chức/Doanh nghiệp cơ hội chuyển mình mà còn đặt ra những thách thức mới đòi hỏi các nhà Quản trị phải lái con tàu thích nghi nhanh chóng cũng như cần đội ngũ lao động đủ năng lực hướng tới phát triển bền vững. Để hiện thực hóa điều này, vai trò của Organizational Development (OD) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và đó cũng chính là lý do tháng 9 này, Ban Chiến Lược & Phát triển Nguồn Nhân lực HRA tổ chức Hội thảo “Phát triển tổ chức – Hướng tới tương lai”.

Vậy câu hỏi được đặt ra:

  • OD là gì?
  • Làm thế nào để các Tổ chức/Doanh nghiệp có thể sử dụng OD như một phương thức hiệu quả cho sự phát triển bền vững của mình và tạo ra kết quả đột phá?

Trong Phát triển tổ chức (Organization Development – OD) có thể được hiểu đơn giản là cấu tạo bởi hai chữ “O”, “D”: O – Organization: đại diện cho Tổ chức tức là bao gồm hệ thống các mô hình, các đơn vị… có sự dẫn dắt của con người để thực hiện một mục tiêu nào đó; D – Development: đại diện cho Phát triển, là sự thay đổi, cải tiến hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi cá thể. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về “phát triển tổ chức” ví dụ như Richard Beckhard đã chia sẻ rằng: OD là một nỗ lực có tính chất toàn tổ chức được lên kế hoạch trước và được quản lý từ cấp cao nhất, nhằm tăng tính hiệu quả và sức khỏe của tổ chức thông qua các biện pháp can thiệp có kế hoạch trong “quy trình” của tổ chức, sử dụng kiến ​​thức khoa học hành vi. Trong khi đó Thomas G. Cummings lại đưa ra định nghĩa OD là sự ứng dụng trên toàn hệ thống và chuyển giao kiến ​​thức khoa học hành vi để phát triển, cải tiến và củng cố theo kế hoạch các chiến lược, cấu trúc và quy trình dẫn đến hiệu quả của tổ chức.

Tuy nhiên, dù nhìn OD ở khía cạnh nào, tựu chung lại OD là một quá trình nhằm giúp tổ chức xây dựng năng lực để thay đổi và đạt được hiệu quả cao hơn bằng cách phát triển, cải tiến và củng cố các chiến lược, cấu trúc và quy trình. Nó đi liền với từng khía cạnh nội bộ và tác động trực tiếp lên sự thành công của doanh nghiệp. Ngoài ra, OD là quá trình diễn ra liên tục với việc phân tích hiện trạng tổ chức và bối cảnh kinh doanh, qua đó xác định các vấn đề và nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển tổ chức. Sau khi xác định vấn đề, doanh nghiệp sẽ có các giải pháp phát triển phù hợp và cuối cùng tiến tới triển khai, giám sát.

Vậy mục tiêu của OD là gì? Chúng tôi xin đưa ra 7 điểm đáng chú ý như sau:

  1. Để tăng mức độ hài lòng và cam kết của nhân viên
  2. Đối mặt với các vấn đề thay vì bỏ qua chúng
  3. Để tăng mức độ tin cậy lẫn nhau giữa nhân viên
  4. Để quản lý xung đột một cách hiệu quả
  5. Tăng cường hợp tác và cộng tác giữa nhân viên
  6. Để tăng khả năng giải quyết vấn đề của tổ chức
  7. Đưa ra quy trình để liên tục cải thiện các hoạt động của tổ chức

 

 

 

Làm thế nào để triển khai hoạt động Phát triển tổ chức? Theo cuốn “Organization Development & Change” của Thomas G. Cummings và Christoper G. Worley (tái bản lần thứ 10 năm 2015) có viết: Quy trình Phát triển tổ chức có 06 bước chính: Tham gia & Ký hợp đồng, Chuẩn đoán, Thu thập phân tích & phản hổi, Thiết kế các biện pháp can thiệp, Quản lý sự thay đổi, Đánh giá & thể chế hóa.

Các mô hình ứng dụng trong Phát triển tổ chức phổ biến hiện nay?

1. Mô hình thay đổi của Kurt Lewin:

2. Mô hình 7S:

3.Kotter’s theory:

4.Mô hình của Larry Greiner:

5. Mô hình tổ chức kim cương của Harold Leavitt:

 

6. Mô hình ADKAR:

Trên đây là một vài ví dụ về mô hình ứng dụng cho Phát triển tổ chức. Theo Anh, Chị mô hình nào đang phổ biến nhất hiện nay? Anh/Chị đang và dự kiến sẽ áp dụng mô hình nào trong Phát triển tổ chức của mình?

Lời cuối cùng xin được trích dẫn một câu nói của Giáo sư Dimitrios KoufoPoulos (Trường đại học London): “Những tổ chức thành công ở kỷ nguyên số là những tổ chức có cơ cấu và hệ thống quản trị linh hoạt, cũng như thường xuyên tái tạo khả năng và năng lực sao cho có thể duy trì tốt lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi bất thường”. Việc các doanh nghiệp tổ chức quản trị dựa trên mô hình OD bài bản ngay từ đầu sẽ là một trong những lợi thế cho sự phát triển lâu dài.

Hãy cùng chúng tôi theo dõi những bài viết tiếp theo để tìm hiểu sâu hơn về Phát triển tổ chức tại website và fanpage của Hiệp hội Nhân sự HRA

Nguồn tham khảo:

  1. https://odclick.com/chuyen-san/tu-duy-va-cong-cu/phat-trien-to-chuc-nen-tang-vung-chai-truoc-moi-thach-thuc/
  2. https://odclick.com/phat-trien-to-chuc/
  3. Organization Development & Change (Thomas G. Cummings, Christoper G. Worley, 2015)
  4. https://www.youtube.com/watch?v=RdDg3udzK2E
  5. https://www.aihr.com/blog/organizational-development/
  6. https://www.dalecarnegie.com/vi/locations/vietnam
  7. https://www.td.org/talent-development-glossary-terms/what-is-organization-development
  8. https://peoplemanagingpeople.com/articles/organizational-development-startups/
  9. https://www.youtube.com/watch?v=3n-c6iAKFgg
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đối tác của chúng tôi
Kết nối HRA