[XỬ LÝ XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG] Phần 2 – Tiết lộ bí mật kinh doanh (13/11/2023)

Tiết lộ bí mật thông tin, bí mật kinh doanh là những khái niệm không còn xa lạ đối với những người làm công tác nhân sự tuy nhiên đâu đó việc hiểu rõ quy định của pháp luật, xây dựng đầy đủ và rõ ràng các quy định nội bộ liên quan, quản trị tốt các lợi ích có thể bị xâm phạm dẫn đến khả năng xung đột trong quan hệ lao động là điều không đơn giản. 

Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp chưa từng xảy ra tình huống xung đột về tiết lộ bí mật thông tin thì khi sự việc phát sinh, có chắc chắn rằng chúng ta sẽ vận dụng tốt các quy định để xử lý được NLĐ và bảo toàn được lợi ích của doanh nghiệp? 

Các xung đột lợi ích trong quan hệ lao động có thể liên quan đến kỷ luật lao động, tinh thần thái độ làm việc của nhân viên, cũng như làm thiệt hại đến danh tiếng của Công ty và đặt Công ty vào tình huống có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba hoặc tranh chấp tại Tòa án.  Để giảm thiểu những rủi ro và trách nhiệm cho doanh nghiệp, với tư cách là Giám đốc nhân sự, người đứng đầu bộ phận chuyên môn tham mưu cho Người sử dụng lao động về công tác nhân sự, bạn hãy chắc chắn rằng xung đột cần phải được chấm dứt nhanh chóng. Và khi đó việc đàm phán thành công tại nơi làm việc với NLĐ là vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn xung đột leo thang trở thành tranh chấp và khó có thể kiểm soát được kết quả, hậu quả từ việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án.

Chúng ta hãy cùng điểm qua một số quy định pháp luật liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật thông tin và các chế tài xử lý.

Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và được xem là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, cụ thể bao gồm các hành vi sau:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Điều 4, Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi NLĐ xâm phạm thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ và mức phạt đối với hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân. 

Điều 125, Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi tiết lộ bí mật thông tin.

Cho dù Pháp luật lao động và liên quan đã có những quy định cụ thể về việc tiết lộ bí mật thông tin và chế tài xử lý NLĐ tuy nhiên việc vận dụng các quy định này cũng như vận dụng đến đâu và mục tiêu cần đạt được trong từng trường hợp phụ thuộc vào ý chí của NSDLĐ, khả năng của GĐNS trong việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn để tham mưu phương án tối ưu nhất cho Ban Lãnh đạo Công ty. Trên thực tế, hầu hết các bên trong quan hệ lao động đều tránh phải giải quyết tranh chấp tại Tòa án và khi đó việc “Đàm phán tại nơi làm việc để xử lý xung đột trong quan hệ lao động” là vô cùng thiết thực, có thể đảm bảo lợi ích của các bên đồng thời giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn nếu vận dụng cứng nhắc các quy định như sa thải, yêu cầu bồi thường thiệt hại trong khi chưa đảm bảo tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các quy định pháp luật và quy định nội bộ.

Đó cũng là chủ đề của Hội thảo Ban Pháp luật và Quan hệ lao động vào ngày 19/11/2023 tới đây.

Đăng ký tham dự ngay hôm nay Anh/Chị nhé.

  • Thời gian: 08:00 – 12:00 Chủ nhật, ngày 19/11/2023
  • Hình thức: Hybrid
  • Địa điểm: Phòng Hội thảo ­Tầng 3, Toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội
  • Hạn đăng ký & chuyển khoản: trước 17h ngày 16/11/2023

   (-) Hội viên HRA: Miễn phí (sử dụng mã miễn phí dành riêng cho HV đã gửi qua email)

   (-) Chưa là Hội viên HRA: 300.000 VNĐ

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đối tác của chúng tôi
Kết nối HRA